Home » , » Đền thờ Po Nagar và cách xây dựng bí ẩn

Đền thờ Po Nagar và cách xây dựng bí ẩn

Đền thờ Po Nagar được xây dựng với kiến trúc bí ẩn thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu...


Khu đền Po Nagar tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao bao nhiêu năm nay mang theo không biết bao nhiêu mong muốn giải đáp bí ẩn đằng sau cách xây dựng tuyệt vời của nó.


Vẻ đẹp kỳ bí
Chất liệu để xây dựng đền thờ Po Nagar phần lớn là gạch, sau đó là đá và gỗ... Một số nhà nghiên cứu phương tây khi đến đây đã đánh giá rằng: "Nguyên nhân tạo nên vẻ đẹp của tháp Chăm là do họ giữ được ý thức về chất liệu gạch và biết tôn trọng bản chất của nó. Trong khi đó, người Kh'Me có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên đó".
Theo quan sát của chúng tôi, toàn bộ đền thờ được xây dựng bằng gạch nung, mịn được chia làm hai phần. Phần lõi được làm từ những viên gạch có kích thước không đều nhau và được gắn rất khít. Phần bề mặt ngoài được bao phủ bởi lớp gạch khá mịn, lớp kết dính không rõ ràng.
Đến nay, cuộc tranh luận về kỹ thuật xây dựng đền thờ Po Nagar giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa đến hồi kết. 
Theo TS Nguyễn Công Bằng, nhà nghiên cứu văn hóa thì gạch chính là vật liệu xây dựng làm nên vẻ đẹp của của khu đền Po Nagar. Vật liệu này được sử dụng ở gần như toàn bộ công trình, một số vật liệu khác như đá, gỗ chỉ xuất hiện ở nền móng, mi cửa... 
Nếu xem xét màu sắc của những viên gạch ở đền thờ Po Nagar thì có mấy loại: Gạch được dùng ở phía ngoài đa số có vỏ đỏ, lõi đen. Đây là loại được nung kỹ, chất lượng tốt, lõi và bề mặt của viên gạch rất mịn, màu sắc đều nhau. Gạch ở vị trí giữa tường tháp lại có màu vàng, lõi vàng nhạt hoặc hơi đen. Gạch sử dụng ở những vị trí này thường có độ nung không cao (đặc điểm nhận biết là gạch có màu vàng nhạt, lõi đen, một số có màu hơi đỏ. Loại thứ hai đó là những viên gạch có lẫn tạp chất như sạn, cát, các nhuyễn thể và thực vật cháy đen, màu sắc gạch cũng không đều nhau, loại này được dùng làm phần lõi của bức tường.
Những cột trụ của một tòa nhà dành cho tín đồ hành hương còn sót lại. 
Xây tháp bằng cách nào?
Hơn 1.000 năm nay, đền thờ Po Nagar đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, bên dòng sông Cái thơ mộng, nhưng đằng sau vẻ uy nghiêm đó ẩn chứa rất nhiều điều kỳ bí, thách thức các nhà khoa học giải mã.
Một trong những vấn đề về kiến trúc đền thờ Po Nagar làm tốn giấy mực các nhà khoa học nhất chính là kỹ thuật xây dựng. Trong khi đó, các tư liệu lịch sử, khảo cổ không hề nói đến việc ngôi đền được xây dựng theo cách nào, khiến cho chuyện này vẫn mãi chìm đắm trong bóng tối, còn các nhà khoa học thì đưa ra các giả thiết dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau tạo nên cuộc tranh luận chưa có hồi kết.
Theo một số nhà nghiên cứu phương Tây thì đền Po Nagar được xây theo phương pháp nung gạch toàn khối, nghĩa là chồng xếp vật liệu xây dựng lên nhau, sau đó nung toàn khối tường của ngôi đền hoặc xếp vật liệu xây dựng lên rồi nung từng phần cho đến hết ngôi đền.
Trong khi đó, dựa theo những tư liệu khảo cổ có được, nhóm các nhà nghiên cứu như Hoàng Đăng Long, Trần Ngọc Quế, Zeane Leuba... cho rằng, đền thờ được xây dựng theo phương pháp sử dụng chất kết dính. Căn cứ để đưa đến giả thiết này đó là dấu vết sử dụng chất kết dính có thể là nhựa cây, đất sét loại tốt, bã thực vật...
Những chỉ gạch rất khít, chứa đựng nhiều bí mật trong phương pháp xây dựng. 
Ngoài ra, một số giả thiết khác lại nghiêng về khả năng xây dựng bằng phương pháp mài gạch ở mặt tiếp xúc, nghĩa là dùng hai viên gạch cho thấm nước, sau đó mài cho hai mặt tiếp xúc nhẵn và kết dính với nhau, cứ làm như thế cho đến khi xây dựng xong. 
Một số nhà nghiên cứu thuộc nhóm này như GS Lương Ninh, Trần Kỳ Phương... thậm chí còn tổ chức một cuộc thử nghiệm thực tế trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa cách đây vài năm nhằm khảo nghiệm thực tế và làm bằng chứng cho giả thiết xây đền Po Nagar. 
Có mặt tại cuộc khảo nghiệm này, TS Nguyễn Công Bằng tường thuật lại trong tác phẩm "Tháp bà Nha Trang" rằng: "Trước tiên, những viên gạch được ngâm vào nước, lớp mặt ngoài của viên gạch trở nên mềm hơn và quá trình hút nước đã xảy ra. Công đoạn tiếp theo là mài gạch theo phương pháp mài hai viên gạch vào nhau, thực tế để lại là bề mặt hai viên gạch đều nhẵn, mịn, không để lại vết xước dọc theo viên gạch. 
Sau khi mài kỹ bề mặt hai viên gạch, dùng một vật nặng đè lên trên trong một khoảng thời gian nhất định thì quả thật là chúng có độ liên kết với nhau rất cao, dính chặt vào nhau. Nhưng để một thời gian khoảng hơn 30 phút, khi hơi nước trên bề mặt tiếp xúc giữa hai viên gạch bốc hơi thì độ kết dính không còn cao như trước. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn thử nghiệm phương pháp này đối với các phần còn lại của tháp, cho đến nay, sản phẩm của phương pháp nghiên cứu này vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Khánh Hòa.
(Theo Kiến thức)
Hãng Thiết kế xây dựng Thành Hưng Chuyên Thiết Kế Nhà – Xây nhà  - Xây dựng nhà ở - Thiết Kế Nhà Đẹp - sửa nhà, sửa chữa nhà ở uy tín, chất lượng vượt trội.
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Banner

 
Liên kết : xây dựng | thiết kế nhà ở | xây dựng | xây nhà | xây dựng nhà ở | xây dựng nhà đẹp
thuê xe | thuê xe cưới | rượu vang | rượu vang đà lạt
Copyright © 2013. Xây Nhà Đẹp | Xây Dựng Nhà Đẹp | Xây Dựng Nhà Ở - All Rights Reserved
Template Created by mr.tmax - gia sư đàn guitar
Nhận làm cộng tác viên SEO,làm SEO tại nhà hiệu quả...
nếu ai quan tâm xin vui lòng liên hệ qua
Email : anhtu.bka@gmail.com